Cây trồng cần dinh dưỡng để phát triển và đạt được tiềm năng di truyền tối đa.
Có 17 chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây trồng, tất cả các mảnh ghép khác nhau của cùng một câu hỏi. Cây trồng phải lấy các chất dinh dưỡng này từ môi trường và các nguồn khác nhau để phát triển tối ưu. Ba chất dinh dưỡng chính là nito (N), phốt pho (P) và kali (K); tiếp theo là ba chất dinh dưỡng thứ cấp Canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S) và mười một vi chất dinh dưỡng khác.
Cây trồng cần sự sẵn có thường xuyên của tất cả các chất dinh dưỡng tương ứng với nhu cầu hàng ngày của chúng. Những chất dinh dưỡng này cần được bổ sung trong đất sau khi cây thu hoạch và điều này được thực hiện bằng cách sử phân hữu cơ hoặc phân khoáng, phân tan chậm có kiểm soát. Mục tiêu của việc bón phân cân đối là để đảm bảo cây trồng được cung cấp đầy đủ từng chất dinh dưỡng ở mọi giai đoạn sinh trưởng để tránh tình trạng cung cấp quá mức hoặc thiếu. Điều này cho phép cây trồng tối ưu hóa việc sử dụng các chất dinh dưỡng và đảm bảo cây trồng phát triển mạnh mẽ, khỏe mạnh và năng suất đồng thời giảm thiểu các tác động đến môi trường.
Vậy cân bằng dinh dưỡng cây trồng là gì?
Theo nguyên tắc ‘thùng Liebig’ sự phát triển của thực vật được quyết định bởi nguồn tài nguyên khan hiếm nhất (yếu tố giới hạn) chứ không phải bởi tổng tài nguyên sẵn có. Sự thiếu hụt một chất dinh dưỡng không thể bù đắp bằng sự dư thừa của bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác. Vì vậy, chỉ một chất dinh dưỡng không thể đảm bảo năng suất và sự cân bằng dinh dưỡng là cần thiết để đảm bảo năng suất đạt theo tiềm năng di truyền của cây trồng. Nguyên tắc thùng Liebig nhấn mạnh tầm quan trọng chính của việc quản lý đất tốt như một cơ sở của thực tiễn nông nghiệp.
Thùng Liebig- một nguyên lý được phát triển trong khoa học nông nghiệp bởi Carl Sprengel và sau đó được Justus von Liebig phổ biến vào thế kỷ 19- một nhà hóa học người Đức, người đã có những đóng gớp lớn cho hóa học nông nghiệp và sinh học.
Phương pháp cân bằng dinh dưỡng
Việc sử dụng các sản phẩm có cơ chế giải phóng đáng tin cậy và các đặc tính ứng dụng chính xác giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng và giảm thất thoát môi trường.
– Đúng sản phẩm, chủng loại: Lựa chọn loại phân bón phù hợp với nhu cầu của cây trồng. Các loại cây trồng khác nhau có nhu cầu về chất dinh dưỡng khác nhau và có nhiều loại phân bón với đặc điểm khác nhau để đáp ứng những yêu cầu này. Việc lựa chọn sản phẩm có tính đến nhu cầu của một loại cây trồng cụ thể, đặc tính khí hậu và đất đai, các cân nhắc kinh tế và phương pháp áp dụng.
– Tỷ lệ phù hợp: Lượng phân phù hợp với loại cây trồng, giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong suốt chu kỳ sinh trưởng cảu nó là bước đầu tiên để tính toán tỷ lệ bón phân phù hợp. Việc dư thừa chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến thất thoát ra môi trường, trong khi sự thiếu hụt sẽ hạn chế tới năng suất, chất lượng cây trồng.
– Đúng thời điểm: Cung cấp chất dinh dưỡng khi cây trồng cần chúng.
Để có năng suất tối ưu, cây trồng cần có đủ dinh dưỡng khi cây chuyển qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Nhưng nếu chất dinh dưỡng tồn tại trong đất trong một thời gian dài trước khi cây trồng hấp thụ, nó có thể di chuyển ra ngoài vùng rễ hoặc chuyển thành dạng cây trồng khó hấp thụ. Do đó thời điểm tốt nhất để bón phân dựa trên việc xem xét thời điểm hấp thụ của cây trồng, động thái của nguồn cung cấp dinh dưỡng trong đât và tốc độ giải phóng các sản phẩm cụ thể.
– Đúng vị trí: Giữ chất dinh dưỡng ở những nơi cây trồng có thể hấp thụ.
Tiềm năng di truyền đầy đủ của thực vật chỉ đạt được khi cấu trúc đất cho phép rễ phát triển và khai thác tối đa thể tích đất. Một cấu trúc đất tốt đảm bảo tỷ lệ phù hợp của các lỗ rỗng có kích thước khác nhau để tạo điều kiện rễ tốt và cải thiện khả năng định vị chất dinh dưỡng của rễ. Với các chất dinh dưỡng ở đúng vị trí trong đất, cây trồng có thể tiếp cận tốt nhất với chúng.
Lưu ý: Bón phân cân đối đòi hỏi phải xem xét cẩn thận tỷ lệ của từng chất dinh dưỡng và nhu cầu chính xác của cây trồng bao gồm cả những chất được cung cấp qua bón phân và chất dinh dưỡng trong đất. Việc bón phân cần được lập kế hoạch để dễ thích ứng với bất kỳ sự thay đổi nào. Các yếu tố chính được xem xét là loại cây trồng, năng suất dự đoán, các chất dinh dưỡng có sẵn tự nhiên trong đát và sự thay đổi các chất dinh dưỡng cần thiết cho một loại cây trồng cụ thể trong chu kỳ phát triển của nó. Các tính toán thường dựa trên sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm. Sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng thường thay đổi theo từng ruộng và theo năm. Sự biến đổi của đồng ruộng chủ yếu là do các điều kiện đất đai khác nhau trong khi sự biến động hàng năm thường do sự thay đổi của các kiểu thời tiết.