Lợi ích của phân bón chậm tan có kiểm soát (CRF)
Đây là phần tiếp theo của bài viết phân tích về phân bón chậm tan có kiểm soát (CRF). Để hiểu rõ khái niệm và phân biệt các loại phân chậm tan, vui lòng xem tại phần 1 của bài viết này.
– Tối ưu quá trình phát triển của cây trồng, góp phần tăng năng suất cây trồng: Các chất dinh dưỡng được cung cấp một cách chính xác theo từng loại cây và nhu cầu dinh dưỡng của cây ở từng giai đoạn phát triển, giúp cây trồng phát triển tối ưu nhất. Việc sử dụng phân CRF có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây một cách rất dễ dàng nhờ việc trộn lẫn với nhau các loại phân có thời gian phân rã khác nhau nên sẽ cung cấp nhu cầu dinh dưỡng của cây đúng cách, đúng lục, đúng loại. Vì dụ: Cây trồng cần đạm trong 2-3 tháng đầu; cần lân 5-6 tháng giữa và cần kali vào giai đoạn cuối (tháng 8-9); phân được sử dụng sẽ là hỗn hợp của urea có thời gian phân giải tối đa 3 tháng, phân DAP có thời gian phân giải 6 tháng và Kali Sulfat có thời gian phân giải 9 tháng. Nhờ đó chỉ cần bón 1 lần và cây phát triển tốtn (Hình 6).
Hình 5. So sánh giữa bón phân thong thường (3 lần bón) với bón phân CRF (chỉ 1 lần bón)
– Bón phân chỉ một lần mỗi mùa vụ:
+ Tiết kiệm chi phí lao động: công lao động cho việc bón phân và chăm sóc mỗi lần bón phân sẽ giảm.
+ Tiết kiệm chi phí bón phân: lượng phân bón sử dụng sẽ giảm (theo tính toán lượng phân bón sử dụng chỉ còn 40-60% so với thông thường).
+ Giảm bớt sự tác động cơ học đến đất do việc sử dụng người hoặc máy móc mỗi lần bón thân, gây nén chặt đất.
– Giảm đến mức tối thiểu lượng phân bón bị mất mát do sự xói mòn đất, sự bay hơi hay do sự kết dính chặt vào trong đất:
+ Sự sẵn sàng của các chất dinh dưỡng suốt vòng đời phát triển của cây trồng được bảo đảm, theo từng giai đoạn phát triển của cây, nhu cầu đạm-lân-kali ở từng thời điểm được cung cấp đúng lúc, đúng liều và đúng cách. Đồng thời giúp rễ cây phát triển tốt và sâu, góp phần tăng sức đề kháng của cây.
+ Tối ưu hóa việc sử dụng phân bón, hạn chế sự hao phí phân bón
+ Không yêu cầu phải bón thúc phân bón giữa vụ mùa – góp phần giảm số lần bón phân mỗi vụ mùa.
+ Có ưu thế rất cao khi đánh giá tác động về mặt sinh thái học, môi trường (không gây ô nhiễm mạch nước ngầm, không khí và không gây thoái hóa đất), đối với cây chiết hoặc ghép rất quan trọng vì việc bón quá nhiều phân sẽ đầu độc cây trong giai đoạn đầu phát triển của cây trồng. Bó CRF không làm tăng độ dẫn điện (EC) trong đất nên không làm chết các vi sinh vật đất và rò rỉ phân vào nguồn nước.
Hình 6. hạt phân CRF trong đất
– Việc bón phân hoàn toàn không phụ thuộc vào việc tưới tiêu, quá trình phân giải của phân vẫn tiếp diễn ngay cả khi không cung cấp nước:
+ Không cần sử dụng các trang thiết bị phun và trộn phức tạp.
+ Trong mùa mưa không cần phải có kĩ thuật tưới tiêu đặc biệt, vì hat phân vẫn tồn tại trong cả môi trường ngập nước.
+ Không xảy ra việc thất thoát của phân bón trong quá trình tưới tiêu để ngăn chặn việctăng độ mặn trong đất.
4. Nhược điểm của phân bón chậm tan có kiểm soát (CRF)
– Nhược điểm lớn nhất của loại phân bón chậm tan có kiểm soát hiện nay là giá thành sản xuất và giá bán vẫn còn khá cao, nhất là trên thị trường Việt Nam, do hiện nay ở Việt Nam phân bón này mới chỉ được sử dụng hạn chế cho một số sản phẩm ở qui mô khá nhỏ, vì vậy các công ty chỉ nhập khẩu lượng nhỏ để bán cho người trồng cây cảnh là chính. Nếu ứng dụng ở qui mô lớn thì giá thành của sản phẩm này sẽ khá cạnh tranh.
– Chưa được sử dụng phổ biến vì người tiêu dùng chưa được biết nhiều về loại sản phẩm này cũng như các nhà sản xuất chưa chú trọng cho việc phát triển và ứng dụng sản phẩm.
– Chủng loại chưa đa dạng là do đặc thù của sản phẩm yêu cầu phải xây dựng một hệ thống chuẩn các sản phẩm để ứng dụng cho từng loại cây trồng vì mỗi cây trồng có thời gian phát triển khác nhau, nhu cầu khác nhau. Hiện tại với khả năng kĩ thuật và kinh tế vẫn chưa có nhiều công ty dám mạnh tay đầu tư cho việc này.
– Quy trình bón phân phức tạp vì phân bón 1 lần nên phải tích toán mật độ rải phân, vị trí bón phân, lượng phân cần dùng, độ sâu bón cho từng loại cây cụ thể. Do vậy đòi hỏi người sử dụng phải có một ít kiến thức cơ bản về cách sử dụng loại phân này.
Tuy nhiên khi tính toán về giảm lượng phân sử dụng cũng như giảm chi phí lao động, việc sử dụng phân bón chậm tan có kiểm soát CRF thật sự mang lại rất nhiều lợi thế vì tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng và tổng chi phí sẽ giảm xuống.
(Nguồn – TS. Cao Anh Đương – Viện Mía Đường)