Home

Hướng dẫn kỹ thuật

Những giai đoạn phát triển của cây hoa lan

Cũng giống như mọi loại cây khác, cây hoa lan cũng phải trải qua những giai đoạn phát triển nhất định: mọc mầm, trưởng thành, ra hoa…. Nắm bắt được những giai đoạn này, người chơi lan có thể có cách chăm sóc hợp lý giúp lan phát triển tốt, phòng trừ sâu bệnh và cho ra những bông hoa đẹp nhất.

  1. Mọc mầm

Thông thường vào mùa Xuân, đa số cây lan đều bắt đầu nhú mầm. Tuỳ theo loài, theo giống, các mầm non này có thể mọc sau khi hoa vừa tàn như những loài Cymbidium, Dendrobium, Cattleya v.v… Lúc này việc tưới nước bón phân chưa cần thiết, vì mầm cây còn do cây mẹ nuôi dưỡng, chỉ cần giữ cho cây khỏi bị lạnh lẽo và úng nước. Hãy để cây ở chỗ ấm áp, có một chút nắng sớm, độ ẩm vừa phải 40-50%, không có gió mạnh và coi chừng ốc sên có vỏ hay không và rệp.

Khi cây non mọc rễ chừng 3-4 phân, bắt đầu tưới nước chút đỉnh. Vào lúc này có thể thay chậu, chia cành, cắt nhánh. Không nên tưới nước quá nhiều, nhất là đừng tưới vào ngọn cây non, nếu đọng nước sẽ bị thối ngọn. Nên nhớ rằng nếu thiếu nước rễ sẽ mọc dài đi tìm nước, nếu có sẵn nước, rễ sẽ không chịu mọc ra. Nhiều cây lan ra cây con rất chậm, nhưng nếu quá chậm thí dụ như Cymbidium, hay các cây lan ra hoa vào mùa Xuân, nếu cây con mọc vào tháng 6-7 khó lòng có hoa trong mùa Xuân tới.

các giai đoạn phát triển của cây hoa lan

2. Trưởng thành

Giai đoạn này thường vào cuối Xuân và suốt mùa Hạ, tức là khi mầm non đã cao khoảng 10-15 phân và rễ đã dài trên 5 phân. Lúc này lan cần nóng, nắng, ẩm, nước và phân.

• Nhiệt độ tối thiểu khoảng 60-65°F (15-26°C) cho ban đêm và không quá 85°F (27°C) cho ban ngày.

• Ánh nắng vừa phải không quá gắt gao.

• Ẩm độ 50-70 %

• Tưới nước:  mỗi tuần 1-2 lần tuỳ theo nhiệt độ lên cao hay xuống thấp. Nắng to và nóng nực trên 85°F hay 27°C tưới 2-3 lần một tuần, còn thấp hơn, nên tưới mỗi tuần một lần là đủ. Nên nhớ: lan cần ẩm nhưng không thích bị ướt rễ liên miên.

Khi cây đã mọc mạnh, trời lại nóng nực nên tưới cho thật đẫm, không nên tưới mỗi ngày một chút, tưới như vậy rễ cây sẽ bị đọng muối có sẵn trong nước và phân bón làm chết rễ. Nếu nhiệt độ trên 90°F (32°C) cần tưới hàng ngày hoặc cách một ngày.

các giai đoạn phát triển của cây hoa lan

Những giống có rễ phụ mọc ra ngoài như Vanda, Aerides cần tưới cho đến khi rễ đổi thành mầu xanh có đốm trắng.

• Các loài như: Cymbidium, Miltonia,Odontoglossum, Paphiopedilum, Phalaenopsis, Miltonia, Stanhopea cần luôn luôn ẩm rễ nhưng không phải lúc nào cũng sũng nước.

• Các loài như: Brassia, Cattleya, Dendrobium và Oncidium cần để khô rồi mới tưới nhưng đừng để quá khô.

• Các loài như: Ascocenda, Vanda cần phải tưới hàng ngày hoặc mỗi ngày vài lần, nhưng cũng nên để khô rễ mới tưới.

Thay vì tưới nước liên miên, nên tăng độ ẩm lên trên 60% bằng cách tưới đẫm dưới đất, hoặc phun sương, nhưng đừng phun trên cây lá mà phun ở dưới đất cho hơi ẩm bốc lên. Nên tưới vào khi mặt trời đã lặn, tránh tưới từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tưới vào lúc này nước sẽ bị mặt trời hâm nóng có hại cho cây.

• Bón phân: giai đoạn này lan cần phân bón nhưng nên bón với liều lượng rất nhẹ chỉ cần 1/4 hay 1/2 một thìa cà phê gạt cho 4 lít nước. Nên dùng phân có chỉ số của nhóm đầu cao hơn các nhóm sau như 30-10-10 chẳng hạn, để giúp cho cây mọc mạnh, nếu có ít cây có thể dùng 20-20-20 cũng được. Chỉ số càng cao phân bón càng mạnh, thí dụ 30-10-10 mạnh hơn 7-1-1 gấp 4 lần.

Nên nhớ câu: Weekly and Weekly tức là thật loãng và bón hàng tuần, ngoại trừ các loài như Vanda, Mokara v.v… Bón ít phân, cây không chết, nhưng nếu bón nhiều cây sẽ không ra hoa và sẽ chết.

các giai đoạn phát triển của cây hoa lan

3. Ngủ nghỉ

Khi cây không còn tăng trưởng, đây là giai đoạn ngủ nghỉ, lan chuẩn bị ra hoa. Nếu bị sáo trộn lan sẽ không ra hoa. Thời gian này có thể là vài ba tháng, và thường vào Thu-Đông, bắt đầu bằng những cơn gió lạnh. Ban đêm nhiệt độ dần dần hạ xuống dưới 60°F, rồi 50°F hay thấp hơn nữa. Vài loài lan bắt đầu rụng lá, như phần đông giống Dendrobium, những cây xanh lá quanh năm như Aerides (Giáng hương), Rhynchostylis (Ngọc điểm) cũng không còn ra thêm lá, mọc thêm rễ.
các giai đoạn phát triển của cây hoa lan
Cây không tăng trưởng, không mọc rễ cho nên không cần nhiều nước như mùa hè. Nắng dịu đi, nhiệt độ ban ngày cũng hạ xuống cho nên không cần loại phân bón giúp cho cây lá tăng trưởng nữa như 30-10-10 mà cần đổi sang loại giúp cho hoa như 10-30-20 hay mạnh hơn như 10-50-30. Nhiều người lạm dụng loại phân này cho nên sau mùa hoa, cây sẽ bi còi cọc và chết dần. Tóm lai vào giai đoạn này, thường vào tháng 9 dương lịch chúng ta nên đổi phân bón, tưới nước thưa đi mỗi tuần một lần. Vào mùa Đông sẽ tưới 2 tuần hoặc 1 tháng một lần và không bón phân.

Mùa Đông khi nhiệt độ ban đêm xuống dưới 50°F (10°C) tránh cho cây bị ướt để khỏi bị thối rễ và có đốm trên lá. Lúc này chỉ tưới mỗi tháng một lần và tưới vào ban ngày khi nhiệt độ trên 60°F (16°C). Nếu giai đoạn này vẫn tưới nước và bón phân có chỉ số Nitrogene cao như 30-10-10 cây lan sẽ khó lòng ra hoa, các giống Dendrobium sẽ ra cây con (keiki) thay vì ra hoa.

Thời gian này thay vì tưới nước nên phun sương để giữ hơi ẩm khoảng 40% cho cây khỏi bị teo tóp lại.

các giai đoạn phát triển của cây hoa lan

4. Ra hoa

Vào mùa Xuân, khi cơn gió lạnh ngừng thổi, nắng Xuân mang theo hơi ấm, đa số cây lan bắt đầu nhú nụ trên thân cây già đã rung lá hay từ năm trước. Lúc này cần phải đề phòng sự thay đổi bất chợt thái quá về nhiệt độ, ánh nắng và ẩm độ nhất là những khi có cơn gió Lào (VN) hay gió Santa Ana (California) đổ về làm cho thui hoa, chột nụ.

Những loài lan ra hoa cùng một lúc với cây non như Catassetum, Chysis, Cuitlauzina hay Coelogyne v.v… cũng chỉ nên tưới nước rất ít, khoảng mỗi tuần một lần mà không cần phân bón. Các cuộc nghiên cứu của trường Đại học: Iowa state University và Colorado State University, đều đồng ý như vậy.

các giai đoạn phát triển của cây hoa lan

5. Hoa tàn

Thông thường hoa sẽ tàn trong 2-3 tuần lễ, nhưng các loại: Cymbidium, Phalaenopsis có thể tới 2-3 tháng. Nhưng chúng ta không nên giữ hoa và để trong nhà quá lâu mà nên cắt bỏ hoa trước khi bắt đầu tàn. Như vậy cây sẽ cho thêm dò hoa mới như Phalaenopsis, Vanda v.v… hoặc cho nhiều cây con và cây non cũng khỏe mạnh hơn.

Giai đoạn này nên tưới rất ít, rất thưa gần như không tưới và không bón phân cho tới khi ra mầm mới tưới trở lại. Nên nhớ trong giai đoạn này nếu để quá khô lan sẽ còi cọc, nhưng nếu tưới quá thường xuyên lan sẽ chết.

các giai đoạn phát triển của cây hoa lan

Trên đây là những điều căn bản, hy vọng các bạn sẽ lưu ý và có được những chậu lan đẹp nhất.

Hãy liên hệ với chúng tôi để có loại phân bón tốt nhất cho cây trồng của quý vị
Công ty CP TM nông nghiệp công nghệ cao Khang Điền
– Website: http://kdtrading.vn/
– Facebook: https://www.facebook.com/khangdienhitechjsc
– Hotline: 0432321883
– Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà DC, 144 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội – Việt Nam

Bí kíp làm vườn - Mùa mưa chăm sóc hoa lan như thế nào cho đúng?

Hoa lan là một loại hoa dễ nhạy cảm với sự thay...

Bí kíp làm vườn - làm thế nào để cây trồng tại nhà luôn xanh tốt

Từ ban công tới phòng khách, phòng ngủ và cả văn phòng làm...

Những lưu ý khi chăm sóc cây Lan Cẩm Cù

Hoa lan cẩm cù có ý nghĩa may mắn, mang đến thông điệp yêu...

Kỹ thuật sử dụng phân bón tan chậm Hi - Control cho hoa hồng

Hoa hồng là loại cần bổ sung dinh dưỡng và bón phân thường...