Home

Hướng dẫn kỹ thuật

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PHÂN BÓN TAN CHẬM CÓ KIỂM SOÁT HI-CONTROL TRONG VƯỜN ƯƠM VÀ NHÀ MÀNG.

Phân bón tan chậm có kiểm soát (CRF) đã giúp cho việc cung cấp dinh dưỡng cây trồng trồng vườn ươm và nhà màng ngày càng dễ dàng hơn qua mỗi dòng sản phẩm mới.

Tuy nhiên, phương pháp bón cho cây trồng của các sản phẩm này có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của chúng. Trong bài đăng này, chúng ta sẽ so sánh nhánh ba cách phổ biến nhất để áp dụng CRF trong vườn ươm hoặc nhà màng: Bón trên bề mặt, bón lót và trộn với giá thể.

1/ Bón thúc (Bón trên bề mặt):

Bón thúc là phương thức bón phân lên tren bề mặt giá thể của cây trồng, bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây trồng sau một thời gian canh tác. Phương pháp này đơn giản, dễ hiểu và là sự lựa chọn cho nhiều người trồng.

Lợi ích:

– Dễ hiểu, chỉ cần đo lường khối lượng theo khuyến cáo và phân bổ đều trên mặt đất.

– Thay đổi cách bón cho mỗi cây trồng dễ dàng, giúp cho việc thử nghiệm và điều chỉnh lượng bón đơn giản.

– Dễ dàng thay đổi chủng loại phân bón phù hợp với từng loại cây trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.

– Tạo sự linh hoạt cho các vườn ươm nhỏ với cây ngày ngắn.
Hạn chế:

Hình 1: Sử dụng phân bón Hi-control bón trên bề mặt cho cây trồng.

– Sự linh hoạt và điều chỉnh cho mỗi cây trồng dẫn đến việc tăng thêm nhân công.

– Tăng khả năng phát triển của cỏ dại.

– Nếu sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt, CRF khi bón phía trên bề mặt có thể không nhận đủ nước để đẩy chất dinh dưỡng vào vùng rễ.

2/ Bón lót:

Bón lót là phương pháp bón phân vào đất trước khi gieo trồng, thường sẽ bón theo hàng hoặc bón theo hốc.
Lợi ích:

– Tùy thuộc vào cây trồng và nhiệt độ môi trường, tỷ lệ sử dụng có thể được tối ưu hóa.

– Giảm khả năng phát triển của cỏ dại.

Hạn chế:

– Nhân công đôi khi còn nhiều hơn với bón thúc bởi trải qua nhiều công đoạn hơn như xới và vun đất.

3/ Trộn với giá thể:

Trộn CRF với giá thể cho cây trồng chậu hoặc trộn với đất trước khi cây trồng vào đó.

Lợi ích:

– Hiệu quả với quy mô lớn vì phân bón và đất có thể mua với số lượng lớn hơn nên khi đó chi phí có thể giảm do thương lượng để có chiết khấu mua với số lượng lớn.

– Giảm số lượng nhận công vì việc trộn có thể được tự động hóa hoặc hoàn toàn thuê bên thứ ba.

– Giảm thiểu sự thất thoát phân bón nếu chậu trồng bị đổ.

– Hiệu quả trong khâu vận hành, không cần đo lượng hoặc xác định tỷ lệ chính xác với từng loại cây trồng.

– Phân bón tan chậm có kiểm soát hiệu quả hơn khi trộn sẵn cùng với giá thể.

Hình 2: Trộn phân bón Hi-control với giá thể giúp tăng hiệu quả

Hạn chế:

– Tất cả các cây trồng khi sử dụng cùng một hỗn hợp đều nhận được cùng một loại phân bón do đó việc tùy chỉnh sẽ khó khăn hơn.

– Hiệu quả của quy mô lớn đòi hỏi vườn ươm, nhà màng diện tích, quy mô rộng.

– Cần lập kế hoạch để đạt được kết quả chất lượng cao nhất.