Home

Hướng dẫn kỹ thuật

HIỂU THÊM VỀ THÀNH PHẦN PHÂN BÓN- 3 CHẤT DINH DƯỠNG TRUNG LƯỢNG S, Ca VÀ Fe (PHẦN 2)

Hầu hết trên các bao bì của phân bón có một danh sách các chất dinh dưỡng và tỷ lệ phần trăm của chúng. Đây được gọi là ”Phân tích đảm bảo” ( Guaranteed Analysis- GA). Phân tích đảm bảo là một yêu cầu hợp pháp về tỷ lệ % các thành phần tạo nên dòng phân bón chứa trong túi.

Trong bài viết này và loạt bài tiếp theo, Khang Điền Hitech JSC sẽ chia sẻ về các chất dinh dưỡng và vai trò của chúng đối với sự phát triển của cây trồng.

Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ đề cấp đến ba chất dinh dưỡng trung lượng bao gồm: Lưu huỳnh (S), Canxi (Ca) và Sắt (Fe).

1/ Lưu huỳnh (S):

Lưu huỳnh (S) được coi là chất dinh dưỡng phân bón cần thiết thứ tư sau ba chất dinh dưỡng đa lượng N- P-K. Lưu huỳnh (S) là chìa khóa trong việc hình thành chất diệp lục, sản xuất protein, tổng hợp chất và kích hoạt các enzyme. Duy trì nguồn cung cấp S đầy đủ là điều cần thiết để duy trì cây trồng năng suất cao.

+ Các triệu chứng thiếu Lưu huỳnh (S):

Các triệu chứng thiếu lưu huỳnh bao gồm úa vàng và thường quan sát thấy ở các mô non của lá và nụ hoa.

Hình 1: Tình trạng thiếu lưu huỳnh trên cây ngũ da bì.

2/ Canxi (Ca)

Canxi (Ca) đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất cây trồng . Canxi được phân loại là ‘dinh dưỡng trung lượng’ do cây trồng cần với một lượng tương đối lớn ở dạng Ca2+. Ở một số loài, nhu cầu về Canxi lớn hơn đối với Photpho (dinh dưỡng đa lượng – P).

Canxi (Ca) đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc thành tế bào và tính toàn vẹn của màng tế bào. Ca cũng thúc đấy quá trình kéo dài tế bào thực vật, tham gia vào các quá trình enzyme và nội tiết tố, đóng vai trò trong quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

+ Các triệu chứng thiếu hụt Canxi:

Các triệu chứng thiếu Ca xuất hiện đầu tiên trên các lá và mô non, sinh trưởng bị kìm hãm và cây có biểu hiện rậm rạp. Các lá non nhất thường nhỏ và biến dạng với các đốm màu nâu úa phát triển dọc theo mép, lan rộng và cuối cùng ở trung tâm của lá.

Hình 2: Cây cà phê bị thiếu canxi

– Lá biến dạng.

– Chết đầu rễ

– Bị úa vàng giữa các mép lá.

– Thân cây suy yếu.

– Gân lá bị sẫm màu.

3/ Sắt (Fe).

Sắt (Fe) là một chất dinh dưỡng cần thiết cho tất cả các sinh vật bao gồm vi sinh vật, thực vật, động vật và con người. Sắt là thành phần của nhiều enzyme thực vật quan trọng và cần thiết trong một loạt các chưng năng sinh học. Nó phổ biến trong vỏ trái đất nên hầu hết các loại đất đều chứa Fe nhưng ở dạng ít hòa tan và đôi khi không có sẵn để thực vật hấp thụ.

Các triệu chứng thiếu Sắt (Fe):

Các triệu chứng thiếu sắt phổ biến ở các loài thực vật, với biểu hiện chung là còi cọc và vàng lá non. Các lá non thiếu Fe sẽ bị úa vàng giữa các gân lá, trong khi ban đầu các gân lá vẫn có màu xanh. Khi sự thiếu hụt trở nên nghiêm trọng, các lá non có màu vàng nhạt đến trắng. Các mô non bị ảnh hưởng đầu tiên vì sắt di động kém trong thực vật và không dễ dàng chuyển từ mô già sang mô non.

Hình 3: Dấu hiệu cây ăn quả có múi bị thiếu Sắt.

Tham khảo thêm tại:

https://florikan.com/

https://plantscience.psu.edu/

https://www.ipni.net/nutrifacts-northamerican https://www.sulphurinsrupt.org/about-sulphur/sulphur-the-fourth-major-plant-nutrient/